Việt Nam đâu đâu cũng thấy cây nho. Loài cây cho quả và đem lại bóng râm này đã được trồng ở khắp nơi. Trái nhỏ, chùm bé, vị chua của trái nho đã đem lại cảm giác khó quên đối với mỗi người khi thưởng thức nó. Cây nho có tên khoa học là Vitis vinifera thuộc họ nho (Ampelidaeae) gốc ở các miền ôn đới khô Âu Á (Acmêni - Iran).
Bệnh nấm trắng ( Tiếng Anh là Powdery mildew)
Bệnh nấm trắng được người trồng nho ở Ninh Thuận gọi là bệnh nấm xám hay bột xám do nấm Uncinula necator gây ra. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Mỹ sau đó thấy có ở Anh. Ngày nay người ta thấy bệnh nấm trắng gây hại trên tất cả các vùng nho trên thế giới bao gồm cả các nước có khí hậu nhiệt đới. Nếu không được phòng trừ, bệnh sẽ làm giảm sinh trưởng của cây và giảm năng suất nho. Nấm này chỉ gây hại trên những loài cây thuộc họ nho Vitaceae. Đây cũng làmột trong những bệnh khá phổ biến và nguy hiểm trên cây nho ở nước ta. Trong điều kiện ở Ninh Thuận, nấm phát triển hầu như quanh năm, trừ các tháng mưa lớn. Những giàn nho bị rợp và thiếu ánh sáng phù hợp cho sự phát sinh và lây lan của bệnh. Nấm tấn công vào các bộ phận như cành, lá bánh tẻ, lá già và quả. Trên cành và quả thấy xuất hiện các đám mốc màu xám tro, trên quả có thể thấy các vết màu trắng hơi xám của bào tử nấm, khi chùi lớp bào tử bên ngoài đi lộ rõ vết bệnh màu xám tro phía trong. Bệnh đặc biệt nguy hiểm cho giai đoạn quả từ khi đậu được 5-7 ngày cho đến khi chín. Chúng làm nứt quả buộc phải tỉa bỏ, dẫn đến giảm năng suất. Nấm bệnh có nguồn gốc ôn đới nên thời tiết lạnh của các tháng 12 – tháng 2 năm sau, trời nhiều mây âm u, nấm thường phát sinh và gây hại nặng.
Để phòng trừ bệnh này, ngoài việc sử dụng nước lưu huỳnh – vôi (canxi polisunfua) 0.05 – 0.1 0B còn có thể sử dụng hàng loạt các loại thuốc lưu dẫn mà có khả năng phòng trừ bệnh trong thời gian dài từ 7-10 ngày như:Sume- eight 12.5% liều lượng 0.3 – 0.5 kg/ha pha trong 500 – 800 lít nước;
Topsin M 70% WP liều lượng 0.5 – 0.7 kg/ha;
Anvil 5 SC liều lượng 0.75 – 1.0 lít/ha;
Tilt 250 EC liều lượng 0.1 – 0.2 lít/ha.Bayfidan 250 EC, liều dùng 0.4 lít/ha, địng kỳ phun 7 ngày/lần, phun vào giai đoạn sau khi cắt cành và ra lá non.
Một số loại thuốc khác có tác dụng rất tốt, không những trừ được nấm mà còn kích thích sự phát triển của cây làm quả nho lớn và bóng hơn đã được khảo nghiệm là Score 250 ND với liều lượng 0.1 – 0.15 lít/ha và Tilt super 300 ND – 0.1 – 0.2 lít/ha.
3. Bệnh rỉ sắt
Đây là bệnh nguy hiểm trên nho, chúng xuất hiện đầu tiên ở vùng nhiệt đới, sau lan các vùng nho ôn đới của châu Á từ Srilanca, An Độ và Bắc Java tới Triều Tiên và Nhật Bản. Ơ các nước châu Mỹ thì từ Colombia, Venezuela và Trung Mỹ tới Miền Nam Florida và các bang khác của Mỹ. Bệnh hại nặng đặc biệt ở vùng châu Á và Trung Mỹ, nếu không được phòng trừ thì cây nho bị tàn lụi. Tác nhân gây bệnh do nhiều loài nấm, nhưng ở Việt Nam tác nhân gây bệnh được xác định là nấm Kuehneola vitis gây ra. Nấm chủ yếu gây hại trên lá bánh tẻ và lá già, chính vì thế mà thường thấy nấm xuất hiện vào cuối vụ. Trong các tháng mưa nhiều ( tháng 9,10 & 11) nấm có thể làm tàn lụi giàn lá trước khi cắt cành. Việc giảm diện tích quang hợp đã ảnh hưởng đến năng sấut vụ tới. Để phòng trừ có hiệu quả nên phun sớm ngay khi thấy có vết bệnh bằng một trong những loại thuốc sau:
Anvil 5 SC liều lượng 1.0 – 1.2 lít/ha;Score 250 ND, liều lượng 0.15 – 0.2 lít/ha;
Viben C liều lượng 1.5 – 2.0 kg/ha.
4.Bệnh nấm cuống
Bệnh do nấm Diplodia và một số nấm khác gây ra mà triệu chứng tương tự nhau. Bệnh này đang là mối đe doạ đối với người trồng nho. Nấm tấn công ngay từ khi bắt đầu nở hoa đến khi quả lớn (trắng trái ), thậm chí đến gần ngày thu hoạch. Nấm làm tắc mạch dẫn gây héo từng bộ phận hoặc cả chùm. Năng suất nho bị giảm đi một cách đáng kể. Bệnh gây hại nặng vào các tháng mưa nhiều và những tháng mùa khô trong điều kiện có sương nhiều. Nhiều giàn nho bị hư hại hoàn toàn sau khi ra hoa do nấm cuống gây nên. Phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau:
Bayfidan 250 EC, 0.4 lít/ha.
Curzate M 8.1 kg/ha.
Topsin M 70 WP, liều lượng 0.5 – 0.7 kg/ha.Ridomil MZ 72 BHN, liều lượng 2 – 3 kg/ha.
Ngoài ra có thể phun CuSO4 (phèn xanh) 0.05 – 0.1%. Lưu ý thuốc có thể gây cháy lá, cần chú ý khi sử dụng.5. Một số bệnh hại khác
Ngoài 4 bệnh chính kể trên, nho còn bị một số bệnh khác với mức độ nhẹ hơn và không thường xuyên. Đó là bệnh đốm lá ( leaf spot) do nấm Phaeoisariopsis vitis, thẹo quả ( Anthracnose) do nấm Elsinoe ampelia, mốc xám (gray mould) do Botrytis cinerea và thối quả (black rot) do Gingnardia bidwelli gây ra.
Bệnh đốm lá
Bệnh thẹo quả
Bệnh mốc xám
Bệnh thối quả nho
Những loại nấm trên được phòng trừ bằng cách phun Score 250 ND (2 ml/bình 8 –10 lít), Topsin M 70% (10 – 15 g/bình 10 lít) hoặc Anvil 5 SC (10 – 15 ml/bình).
Những vùng nho lâu năm trên thế giới người ta còn gặp nhiều bệnh do virút và các tác nhân tương tự virút gây ra hoặc những bệnh vi khuẩn. Những bệnh do virút như : bệnh cuốn lá, bệnh sinh bẩn vỏ thân, bệnh thoái hoá gây lá hình quạt, suy giảm do virút đốm vòng cà chua, suy giảm do virút khảm đào... Bệnh vi khuẩn có bệnh u mụn thân (do Agrobacterium), bệnh thối đọt (do Xanthomonas)...Những bệnh này gây hại không nhỏ cho người trồng nho. Tuy nhiên ở nước ta, một vùng mới trồng nho những bệnh do virút chưa phải là đối tượng gây hại trầm trọng nên chúng tôi không đề cập tới trong tài liệu này.
Một số nguyên tắc chung quản lý bệnh hại nho:
Sử dụng giống kháng: Hầu hết các giống nho thuộc loài V. vinifera như nho không hạt Thompson seedless, nho đỏ Cardinal, Aneb-e-shahi, Ribier...đều mẫn cảm cao với nhiều loại nấm bệnh. Loài V. labrusca, V. aestivalis, V. codifolia, V. rupstris, V. rotundifolia...là những loài ít mẫn cảm và kháng được nhiều bệnh như nấm mốc sương, rỉ sắt, thối đen...Qua theo dõi trong vườn tập đoàn nho ở Trung Tâm Nha Hố, chúng tôi thấy có một số giống kháng cao với bệnh mốc sương như Pakchong, Kioho, Alden...nên đưa vào cơ cấu giống nho ăn tươi.
Biện pháp canh tác: Thu dọn tàn dư sau mỗi vụ thu hoạch, nhặt bỏ lá và các bộ phận bị bệnh trong vụ, điều chỉnh mùa vụ,bón phân cân đối và đầy đủ, quản lý nước, bố trí giàn nho hợp lý, thông thoáng...có thể làm giảm áp lực bệnh.Biện pháp cuối cùng là sử dụng thuốc hoá học (đã nói ở chi tiết trên).
: Cây nho là đối tượng tấn công của nhiều loài sâu và bệnh hại. Việc hiểu biết những loài sâu bệnh về đặc tính xâm nhiễm, gây hại và điều kiện phát sinh của nó là cần thiết để những người trồng nho có phương án phòng trừ hữu hiệu nhất sao cho giảm tối thiểu chi phí BVTV và tăng tối đa năng suất cây trồng.
Tóm lại
LƯU Ý: Quả nho hiện nay phần lớn được sử dụng ăn tươi vì vậy người trồng nho nên tránh lạm dụng thuốc hoá học, nhất là những loại thuốc tồn dư lâu, để giảm bớt tác hại không đáng có do thuốc gây ra trong loại trái cây đặc sản này.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng sản phẩm nho, cần ngừng phun thuốc tối thiểu 15 ngày trước khi thu hoạch.
chủ yếu tấn công gây hại quả. Đầu tiên là các chấm đen nhỏ, sau đó lan rộng có màu nâu hơi đen, cuối cùng làm cho quả teo lại và có màu đen. tấn công vào các chùm nho khi chín làm quả nho nứt vỡ chảy nước, từ đó mọc lên lớp mốc dài bao phủ một phần hay cả chùm nho. tấn công giai đoạn quả lớn nhanh với các vết hình tròn màu nâu đậm lõm xuống mà nhiều người trồng nho lầm tưởng do ảnh hưởng của thuốc. xuất hiện vào cuối vụ trên lá già. Các vết bệnh hình góc cạnh khôvà thủng lá làm giảm diện tích quang hợp. Có thể dùng bócđô 1% hoặc Topsin M 70% WP 0.1 – 0.15% kết hợp trừ nấm xám.
Để phòng trừ bệnh này, ngoài việc sử dụng nước lưu huỳnh – vôi (canxi polisunfua) 0.05 – 0.1 0B còn có thể sử dụng hàng loạt các loại thuốc lưu dẫn mà có khả năng phòng trừ bệnh trong thời gian dài từ 7-10 ngày như:Sume- eight 12.5% liều lượng 0.3 – 0.5 kg/ha pha trong 500 – 800 lít nước;
Topsin M 70% WP liều lượng 0.5 – 0.7 kg/ha;
Anvil 5 SC liều lượng 0.75 – 1.0 lít/ha;
Tilt 250 EC liều lượng 0.1 – 0.2 lít/ha.Bayfidan 250 EC, liều dùng 0.4 lít/ha, địng kỳ phun 7 ngày/lần, phun vào giai đoạn sau khi cắt cành và ra lá non.
Một số loại thuốc khác có tác dụng rất tốt, không những trừ được nấm mà còn kích thích sự phát triển của cây làm quả nho lớn và bóng hơn đã được khảo nghiệm là Score 250 ND với liều lượng 0.1 – 0.15 lít/ha và Tilt super 300 ND – 0.1 – 0.2 lít/ha.
3. Bệnh rỉ sắt
Đây là bệnh nguy hiểm trên nho, chúng xuất hiện đầu tiên ở vùng nhiệt đới, sau lan các vùng nho ôn đới của châu Á từ Srilanca, An Độ và Bắc Java tới Triều Tiên và Nhật Bản. Ơ các nước châu Mỹ thì từ Colombia, Venezuela và Trung Mỹ tới Miền Nam Florida và các bang khác của Mỹ. Bệnh hại nặng đặc biệt ở vùng châu Á và Trung Mỹ, nếu không được phòng trừ thì cây nho bị tàn lụi. Tác nhân gây bệnh do nhiều loài nấm, nhưng ở Việt Nam tác nhân gây bệnh được xác định là nấm Kuehneola vitis gây ra. Nấm chủ yếu gây hại trên lá bánh tẻ và lá già, chính vì thế mà thường thấy nấm xuất hiện vào cuối vụ. Trong các tháng mưa nhiều ( tháng 9,10 & 11) nấm có thể làm tàn lụi giàn lá trước khi cắt cành. Việc giảm diện tích quang hợp đã ảnh hưởng đến năng sấut vụ tới. Để phòng trừ có hiệu quả nên phun sớm ngay khi thấy có vết bệnh bằng một trong những loại thuốc sau:
Anvil 5 SC liều lượng 1.0 – 1.2 lít/ha;Score 250 ND, liều lượng 0.15 – 0.2 lít/ha;
Viben C liều lượng 1.5 – 2.0 kg/ha.
4.Bệnh nấm cuống
Bệnh do nấm Diplodia và một số nấm khác gây ra mà triệu chứng tương tự nhau. Bệnh này đang là mối đe doạ đối với người trồng nho. Nấm tấn công ngay từ khi bắt đầu nở hoa đến khi quả lớn (trắng trái ), thậm chí đến gần ngày thu hoạch. Nấm làm tắc mạch dẫn gây héo từng bộ phận hoặc cả chùm. Năng suất nho bị giảm đi một cách đáng kể. Bệnh gây hại nặng vào các tháng mưa nhiều và những tháng mùa khô trong điều kiện có sương nhiều. Nhiều giàn nho bị hư hại hoàn toàn sau khi ra hoa do nấm cuống gây nên. Phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau:
Bayfidan 250 EC, 0.4 lít/ha.
Curzate M 8.1 kg/ha.
Topsin M 70 WP, liều lượng 0.5 – 0.7 kg/ha.Ridomil MZ 72 BHN, liều lượng 2 – 3 kg/ha.
Ngoài ra có thể phun CuSO4 (phèn xanh) 0.05 – 0.1%. Lưu ý thuốc có thể gây cháy lá, cần chú ý khi sử dụng.5. Một số bệnh hại khác
Ngoài 4 bệnh chính kể trên, nho còn bị một số bệnh khác với mức độ nhẹ hơn và không thường xuyên. Đó là bệnh đốm lá ( leaf spot) do nấm Phaeoisariopsis vitis, thẹo quả ( Anthracnose) do nấm Elsinoe ampelia, mốc xám (gray mould) do Botrytis cinerea và thối quả (black rot) do Gingnardia bidwelli gây ra.
Bệnh đốm lá
Bệnh thẹo quả
Bệnh mốc xám
Bệnh thối quả nho
Những loại nấm trên được phòng trừ bằng cách phun Score 250 ND (2 ml/bình 8 –10 lít), Topsin M 70% (10 – 15 g/bình 10 lít) hoặc Anvil 5 SC (10 – 15 ml/bình).
Những vùng nho lâu năm trên thế giới người ta còn gặp nhiều bệnh do virút và các tác nhân tương tự virút gây ra hoặc những bệnh vi khuẩn. Những bệnh do virút như : bệnh cuốn lá, bệnh sinh bẩn vỏ thân, bệnh thoái hoá gây lá hình quạt, suy giảm do virút đốm vòng cà chua, suy giảm do virút khảm đào... Bệnh vi khuẩn có bệnh u mụn thân (do Agrobacterium), bệnh thối đọt (do Xanthomonas)...Những bệnh này gây hại không nhỏ cho người trồng nho. Tuy nhiên ở nước ta, một vùng mới trồng nho những bệnh do virút chưa phải là đối tượng gây hại trầm trọng nên chúng tôi không đề cập tới trong tài liệu này.
Một số nguyên tắc chung quản lý bệnh hại nho:
Sử dụng giống kháng: Hầu hết các giống nho thuộc loài V. vinifera như nho không hạt Thompson seedless, nho đỏ Cardinal, Aneb-e-shahi, Ribier...đều mẫn cảm cao với nhiều loại nấm bệnh. Loài V. labrusca, V. aestivalis, V. codifolia, V. rupstris, V. rotundifolia...là những loài ít mẫn cảm và kháng được nhiều bệnh như nấm mốc sương, rỉ sắt, thối đen...Qua theo dõi trong vườn tập đoàn nho ở Trung Tâm Nha Hố, chúng tôi thấy có một số giống kháng cao với bệnh mốc sương như Pakchong, Kioho, Alden...nên đưa vào cơ cấu giống nho ăn tươi.
Biện pháp canh tác: Thu dọn tàn dư sau mỗi vụ thu hoạch, nhặt bỏ lá và các bộ phận bị bệnh trong vụ, điều chỉnh mùa vụ,bón phân cân đối và đầy đủ, quản lý nước, bố trí giàn nho hợp lý, thông thoáng...có thể làm giảm áp lực bệnh.Biện pháp cuối cùng là sử dụng thuốc hoá học (đã nói ở chi tiết trên).
: Cây nho là đối tượng tấn công của nhiều loài sâu và bệnh hại. Việc hiểu biết những loài sâu bệnh về đặc tính xâm nhiễm, gây hại và điều kiện phát sinh của nó là cần thiết để những người trồng nho có phương án phòng trừ hữu hiệu nhất sao cho giảm tối thiểu chi phí BVTV và tăng tối đa năng suất cây trồng.
Tóm lại
LƯU Ý: Quả nho hiện nay phần lớn được sử dụng ăn tươi vì vậy người trồng nho nên tránh lạm dụng thuốc hoá học, nhất là những loại thuốc tồn dư lâu, để giảm bớt tác hại không đáng có do thuốc gây ra trong loại trái cây đặc sản này.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng sản phẩm nho, cần ngừng phun thuốc tối thiểu 15 ngày trước khi thu hoạch.
chủ yếu tấn công gây hại quả. Đầu tiên là các chấm đen nhỏ, sau đó lan rộng có màu nâu hơi đen, cuối cùng làm cho quả teo lại và có màu đen. tấn công vào các chùm nho khi chín làm quả nho nứt vỡ chảy nước, từ đó mọc lên lớp mốc dài bao phủ một phần hay cả chùm nho. tấn công giai đoạn quả lớn nhanh với các vết hình tròn màu nâu đậm lõm xuống mà nhiều người trồng nho lầm tưởng do ảnh hưởng của thuốc. xuất hiện vào cuối vụ trên lá già. Các vết bệnh hình góc cạnh khôvà thủng lá làm giảm diện tích quang hợp. Có thể dùng bócđô 1% hoặc Topsin M 70% WP 0.1 – 0.15% kết hợp trừ nấm xám.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét